Bị CSGT tạm giữ bằng lái xe có được lái xe không?

Đã xem: 137
Cập nhât: 1 năm trước
Khi nào bị tạm giữ bằng lái xe? Bị CSGT tạm giữ bằng lái xe có được lái xe không?

1. Khi nào bị tạm giữ bằng lái xe?

Theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm:

- Bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

2. Thời hạn tạm giữ bằng lái xe

Thời hạn tạm giữ bằng lái xe được quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi 2020) như sau:

- Thời hạn tạm giữ bằng lái xe không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

- Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc sau:

  • Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn tạm giữ được kéo dài nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
  • Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn tạm giữ được kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

- Thời hạn tạm giữ bằng lái xe được tính từ thời điểm bằng lái xe bị tạm giữ thực tế.

- Thời hạn tạm giữ bằng lái xe không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.

- Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Bị CSGT tạm giữ bằng lái xe có được lái xe không?

Bị CSGT tạm giữ bằng lái xe có được lái xe không? (Hình từ Internet)

3. Bị CSGT tạm giữ bằng lái xe có được lái xe không?

Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

"Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ."

Như vậy, trong khoảng thời gian bị tạm giữ bằng lái xe thì vẫn được phép lái xe. Chỉ trong trường hợp nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục lái xe thì mới bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

4. Mức phạt lỗi không có bằng lái xe khi tham gia giao thông  

Mức phạt lỗi không có bằng lái xe khi tham gia giao thông được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô.

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Theo thuvienphapluat.vn

Đăng bởi Phương Thảo 30-11-2022 137

Chuyên mục: Blog
Tags:

Tin nổi bật Blog


BHO là chuỗi trung tâm trên cả nước tư vấn học lái ô tô nhanh do các thầy dạy lái xe nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp đào tạo.

BHO là đơn vị trực thuộc Bạn Hữu Ô tô - BanHuuOto.com.

Với mong muốn kết nối và hỗ trợ thành viên tất cả vấn đề, dịch vụ liên quan đến ô tô (Bằng lái nhanh, Thuê xe tự lái, xe cứu hộ, phụ kiện, bảo dưỡng, bổ túc tay lái…).

Logo Bạn Hữu Ô Tô

Công ty Cổ phần Bạn Hữu Ô TôCông ty Cổ phần Bạn Hữu Ô Tô

(Car Friends Joint Stock Company)

Mã số thuế: 0317113034

Địa chỉ: L3 Tòa Nhà MBN Tower 365 Đường Lê Quang Định, P5, Bình Thạnh, HCM

Điện thoại: 028 2268 3333

 

Địa chỉ trung tâm bạn hữu ô tôTRUNG TÂM BHO TƯ VẤN HỌC LÁI Ô TÔ BẰNG B1 B2 VÀ C BÌNH THẠNH

Địa chỉ: 365 Lê Quang Định, P5, Bình Thạnh, HCM (Xem bản đồ)

Hotline: 09 22 96 99 78

Địa chỉ trung tâm bạn hữu ô tôTRUNG TÂM BHO TƯ VẤN HỌC LÁI Ô TÔ BẰNG B1 B2 VÀ C THỦ ĐỨC

Địa chỉ: 17 đường 17 KP6, KDC Hiệp Bình, P Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức (Xem bản đồ)

 

Địa chỉ trung tâm bạn hữu ô tôTRUNG TÂM BHO TƯ VẤN HỌC LÁI Ô TÔ BẰNG B1 B2 VÀ C PHÚ NHUẬN

Địa chỉ: 585 Bis Nguyễn Kiệm, P9, Phú Nhuận, HCM (Xem bản đồ)

 


Thông tin chuyển khoản

Tên tài khoản: Công ty Cổ phần Bạn Hữu Ô Tô
Số tài khoản: 11303488
Tại ngân hàng: ACB - PGD Lê Quang Định - HCM

Nội dung chuyển khoản: Số điện thoại - Tên Học Viên - Loại bằng
Ví dụ: 0922969978 Truong Vo Tuan B2

Bạn sẽ nhận được SMS brandname BANHUUOTO để xác nhận

Phần mềm quản lý, đăng ký online 100%, nhắc lịch auto qua SMS


@ Hợp tác, góp ý về hệ thống Bạn Hữu Ô tô (BHO) trungtamdaylai@gmail.com 09 22 96 99 78

@ Đối tác với Xe.MuaBanNhanh.comTrungTamXe.com 

@ BanHuuOto.com Thiết kế web và phần mềm online bởi VINADESIGN